Banner trang chủ quan trọng

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI MUA LAPTOP CŨ

Cập nhật: 17/4/2020 | 9:31:37 AM

Mua laptop cũ giá rẻ tiết kiệm được tối đa chi phí nhưng thường kèm theo nhiều rủi ro. Nhiều người có suy nghĩ thôi cứ mua theo kiểu hên xui dựa vào may mắn. Tuy nhiên vẫn có cách để mua laptop cũ giá rẻ mà tỷ lệ an toàn rất cao. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn.

Xác định nhu cầu mua laptop cũ?

Đầu tiên cần xác định được nhu cầu của bạn khi định mua laptop cũ, bạn dùng làm việc văn phòng, thiết kế đồ họa, chơi game hay chỉ là lướt web giải trí hàng ngày… Một khi đã xác định được mục đích sử dụng laptop không những giúp bạn chọn được một chiếc laptop đáp ứng tốt cho công việc của mình mà lại nằm ở mức giá phù hợp nhất, tránh lãng phí mua những máy thừa chức năng mà không sử dụng đến nó thì cũng như không.

Laptop cũ nên mua máy hãng nào tốt?

Laptop cũ đang được bày bán ở thị trường việt Nam hiện nay rất loạn, rất nhiều hãng, nhiều chủng loại và nguồn gốc xuất xứ khác nhau, và có thể phân ra thành 2 dòng cơ bản: Laptop được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài về (laptop doanh nghiệp, doanh nhân) và những dòng laptop được phân phối chính hãng ở Việt Nam, được người dùng mua dùng rồi bán lại cho các cửa hàng khi không còn nhu cầu sử dụng nữa.

 

 

Laptop hãng nào tốt là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, và thông thường đa số mọi người bỏ phiếu bầu lần lượt cho: Macbook, Sony, Dell, HP… Tuy nhiên khái niệm máy tốt chung chung như hãng này tốt, hàng này dùng bền thôi chưa đủ. Nó chỉ đủ tốt khi đáp ứng được với từng nhu cầu công việc cụ thể.

Đơn giản, riêng dòng laptop hãng Dell cũng có nhiều phân khúc riêng biệt dành cho người dùng phổ thông văn phòng như (Dell vostro, Dell inspiron), laptop dành riêng cho các doanh nghiệp, doanh nhân (Dell Business), laptop chuyên cho việc chơi game (Dell alienware), chuyên game và đồ họa (Dell precision). Do vậy khi chọn laptop cũ để sử dụng cho từng công việc cụ thể thì người dùng cần phải biết chọn máy nào, hãng nào cho phù hợp với nhu cầu của mình.

Nếu chỉ là dùng văn phòng hay lướt web giải trí và bán hàng thì bạn hoàn toàn có thể chọn những máy ở phân khúc rẻ tiền của hãng Asus, Acer, Lenovo chạy card đồ họa tích hợp cũng có thể dùng thoải mái, máy lại mát hơn bền bỉ hơn, đủ đáp ứng nhu cầu của mình mà lại tiết kiệm chi phí rất nhiều. Không hẳn phải chọn máy cấu hình cao, có card đồ họa rời, mà về cũng chỉ lướt web nghe nhạc thì rất phí tiền. Như vậy, bạn không những không sử dụng hết công suất, mà còn tốn kém chi phí hơn, máy chạy nóng hơn, hay lỗi hơn những dòng máy văn phòng mà chi phí sửa chữa thì đắt thôi rồi. Chỉ có điều những người sử dụng laptop cho những công việc thiết kế hay chơi game loại nặng thì người ta bắt buộc phải đánh đổi giữa máy bền máy mát và máy cấu hình cao, cấu hình mạnh mà thôi.

Các bước cần kiểm tra khi mua laptop cũ

Bước 1: Kiểm tra ngoại hình máy. Khi đi mua máy cũ ở bất kỳ đâu, đầu tiên cầm cái máy lên chúng ta nên soi một vòng 360 độ trên dưới trước sau xem hình dáng bên ngoài có bị nứt, vỡ, sứt mẻ gì không. Điều này vừa là để đánh giá độ cũ của máy đến đâu, vừa là để nếu có mua chiếc máy này thì về sau còn lo chuyện bảo hành nữa, phòng trừ trường hợp vài tháng sau mang máy đi bào hành lại bị từ chối bảo hành vì máy có vết nứt và bị hãng hoặc cửa hàng từ chối bảo hành thì khổ, mà có biết đâu có thể vết nứt đấy có ngay từ lúc mới mua máy thì sao?

Bước 2: Kiểm tra các bộ phận bên trong bằng phần mềm. Tiếp đến là dùng các phần mềm để kiểm tra chi tiết các bộ phận của máy, do giới hạn độ dài của bài viết nên chúng tôi không thể hướng dẫn tất tần tật về các bước kiểm tra laptop cũ ở đây được, mà cách kiểm tra máy cũ cũng đã được rất nhiều nơi hướng dẫn chi tiết rồi. Bạn có thể tham khảo bài viết về cách kiểm tra khi mua laptop cũ tại đây.

Bước 3: Kiểm tra các linh kiện bên trong bằng mắt. Nếu cảm giác chưa tin tưởng, bạn có thể yêu cầu bên bán hàng tháo bung máy cho bạn kiểm tra các bộ phận bên trong của máy luôn. Việc này hơi mất thời gian, mà không phải ở đâu cũng sẵn sàng tháo máy ra cho các bạn kiểm tra như vậy.

(Nguồn: Vnreview)

Tin cùng chủ đề
  • banner máy in 799k
  • banner dọc segeate
  • stay at home
Thiết kế 2020 ©Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần truyền thông và máy tính Thánh Gióng - Trụ sở số 34/90 Láng Hạ - VPGD số 37/97 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
CPU Shop